Quy chế hoạt động ca đoàn
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CA ĐOÀN
DỰA TRÊN CÁC GIÁO HUẤN TẢN MẠN TRONG CÁC VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI
 
LỜI NÓI ĐẦU
Vẫn biết ca đoàn không phải là hội đoàn tồn tại riêng lẻ, nhưng từ cộng đoàn mà ra và luôn là thành phần của cộng đoàn, được cử ra để giúp cộng đoàn hát, cùng cộng đoàn hát (đối đáp), và thay cộng đoàn hát vào từng hoàn cảnh nhất định, nên xưa nay không có quy chế riêng.
Nhưng ca đoàn lại luôn là một tập thể có tính thời sự, trẻ trung, hấp dẫn và rôm rả, “không thể thiếu ở các giáo xứ”, vì đó, dễ sinh bất cập hay thái quá ở một số mặt, gây nhiều ngộ nhận về bản chất và mục đích của ca đoàn. Nhiều bạn đến với ca đoàn đơn giản chỉ vì mục đích vui chơi, hoặc tìm kiếm cơ hội phô trương năng khiếu…
Ca đoàn Maria Goretti là một trong hai ca đoàn thành lập sớm nhất của Gx Thái Hà, được cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích chọn thánh quan thày là Thánh Nữ Maria Goretti. Ý thức được sứ mạng, ý nghĩa và mục đích phụng vụ của mình, toàn thể ca đoàn luôn cố gắng rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện tổ chức quản lý với mục tiêu phấn đấu trở thành một ca đoàn chuyên nghiệp. hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập ca đoàn Maria Goretti vào năm 2012.

NỘI DUNG
(Dự kiến áp dụng)
SÁCH VÀ TÀI LIỆU VIẾT TẮT
CD              : Tông thư CONCERTS DANS LES EGLISES, 5.11.1987
DM             : Huấn thị DE MUSICA IN SACRA LITURGIA, 5.3.1967
DVTN          : Tài liệu DẪN VÀO THÁNH NHẠC 1998 của BTN gp tp.HCM
Gl               : Giáo luật (mới)
HTV            : Bài thuyết trình HÁT THÁNH VỊNH của ĐGM Nguyễn Văn   Hòa 1991
Ht              : Huấn từ 6.4.1970 của Đức Paul VI
MS             : Huấn thị MUSICAM SACRAM 26.9.1964
MSD           : Thông điệp MUSICAE SACRAE DISCIPLINA, 25.12.1955
PV              : Hạn chế PHỤNG VỤ (VAT.II), 4.12.1963
SLR            : Quy chế tổng quát SÁCH LỄ RÔMA, 27.3.1975
ST              : Sách giáo khoa SÁNG TÁC THÁNH CA THÁNH NHẠC của Lm. Nhạc sư Antôn Tiến Dũng
tc 58/88    : Thông cáo 58/1988 của tòa TGM tp.HCM 29.9.1988
tc 1/94      : Thông cáo 1/1994 của ban Thánh Nhạc gp tp.HCM
tc 7/94      : Thông cáo 3/1994 của banThánh Nhạc gp tp.HCM
TL               : Tài liệu thánh nhạc của ban Thánh Nhạc gp tp.HCM
TLS : Tự sắc TRA LE SOLLECITUDINI, 22.11.1903
UL              : Tạp chí của tổ chức UNIVERSA LAUS, 1980
và một số tài liệu được những tài liệu sau đây trích dẫn, hoăc một số sách Kinh thánh quen thuộc. Những văn liệu được đánh dấu (oe) là những văn liệu sao chép, triển khai, hay giải thích giáo huấn của GH.
Trên đây chỉ là một số tài liệu tiêu biểu. Tất cả chỉ là giáo huấn của GH, trừ một vài điểm có tính đề nghị tạm thời như ở số I.1, VIII, XV.7, vì không có giáo huấn.
I. DANH XƯNG VÀ Ý NGHĨA
1. DANH XƯNG: CA ĐOÀN PHỤNG VỤ. Gọi tắt là CA ĐOÀN.
2. Ý NGHĨA:
CA ĐOÀN PHỤNG VỤ là một tập thể có tổ chức theo phương diện hội đoàn và theo phương diện nghệ thuật, bao gồm những thành viên lấy từ Cộng đồng Dân Chúa, biết ca hát, để phục vụ cộng đoàn bằng việc hướng dẫn và linh động hóa việc hát chung trong phụng vụ để việc hát đối đáp được phong phú, và cộng đoàn tham dự nghi lễ và ca hát tích cực.(DM.s.8, xTn 28,29 & 44)
Ca đoàn phụng vụ là một tập thể giáo dân (TL p.52) vừa là thành phần của cộng đoàn (SLR 274) vừa là thừa tác viên phụng vụ (SLR 274) được giáo quyền ủy nhiệm (TL p.52 MS.93-103) hát thánh ca giúp cộng đoàn (DM 19,21), cùng (đối đáp) cộng đoàn (DM 16a, 19,21,SLR.36) và thay cộng đoàn (DM.16c,21), nhờ đó cộng đoàn tham gia phụng vụ tích cực, linh động (DM 16,19 SLR 257) và phụng vụ được thêm phần long trọng, vui tươi (DM.16,ht).
II. BẢN CHẤT
1. Ca đoàn vừa là thành phần của cộng đoàn địa phương, vừa có nhiệm vụ thừa tác (như những người giúp lễ, đọc sách, dẫn lễ…) (PV.29.8LR.63.DM.33 a,b)
2. Là tông đồ chân chính bằng tiếng hát, lòng đạo đức, đức tin và gương sáng (MSD.37).
3. Là ơn gọi phục vụ, là nét biểu dương linh động về niềm vui Phục sinh (ht).
III. MỤC ĐÍCH
1. Giúp cộng đoàn hát đúng để tham dự phụng vụ cách tích cực (DM.18,19,21).
2. Cùng hát với cộng đoàn bằng cách hát đối đáp các hình thể thánh ca quy định (DM 16a,19,21 SLR.36).
3. Hát những phần được phân chia (DM.16b).
4. Hát thay cộng đoàn khi họ không thể hát được hoặc chưa chuẩn bị kịp (DM.16c,21).
5. Cộng tác vào sự chu đáo, trang nghiêm, long trọng và sốt sắng trong phụng vụ (MSD – 32).
IV. NGUỒN GỐC
A. NGUỒN GỐC HÁT THÁNH CA
Hát thánh ca có nguồn gốc từ rất xưa.
1.   Thời cựu ước:
Dân Do Thái sau khi được ông Môisê dẫn vượt qua biển Đỏ, thoát khỏi Ai Cập, đã ca hát chúc tụng Chúa (Xh.15,1).
Bà Miriam, chị ông Môsê, được ơn linh hứng như một ngôn sứ, đã vỗ trống hát chúc tụng Chúa (Xh.15,21).
Các tiên tri được ơn thần hứng, đã đàn và hát ca ngợi Thiên Chúa (I. Samuel 10,5).
Tiên tri Elisa hát ca chúc tụng Chúa (II. Các vua 3,15).
Vua Đavít cùng toàn dân ca hát, nhảy múa trước nhan Thiên Chúa với đủ thứ nhạc cụ lúc kiệu Hòm bia thánh từ nhà Abinađáp về thành mới (II Samuel,6,5).
Chính vua Đavít đã xếp đặt chỗ cho ca đoàn trong đền thánh (I. Sử ký 15,16)
Vua Đavít giao cho thầy Lêvi nhiệm vụ thánh nhạc, đặt ra quy luật ca hát rõ ràng, chia ca đoàn làm 24 ban (I.Sử ký 25,3).
Vua Đavít tận tụy lo việc ca hát thánh ca, khiến hôm nay người ta gán Ngài là tác giả của 150 thánh vịnh. Đấy là những bài thơ dùng để hát có chỉ dẫn kèm theo cách hát và đệm đàn… dùng trong phụng vụ, ngày nay quy về cách hát psalmodium tất cả (DVTN p.21).
V.v….
2.   Thời tân ước
Đức Mẹ Maria đến thăm bà thánh Êlisabét đã hát bài thánh ca Magnificat (Lc.1,46).
Thầy cả Gia-ca-ria bỗng hết câm, mở miệng hát tạ ơn Chúa sau khi con là Gioan Baotixita chào đời (Lc.1,67).
Sau bữa tiệc ly Chúa cùng các môn đệ hát thánh vịnh (Mt.26,30).
Thời Chúa Giêsu, người Do Thái quen hát thánh vịnh 115 – 118 cuối mỗi bữa ăn Vượt qua (DVTN p.21).
Giáo hội thời sơ khai, các tông đồ và tín hữu quen lên đền thánh Jerusalem để cầu nguyện và hát thánh vịnh (Cv.2,46;3,1) họp tại tư gia để nghe các tông đồ giảng, và dự buổi bẻ bánh (Cv.2,42,46-47), trong những dịp này, họ hát thánh vịnh và thêm dần các bài hát thánh ca, nên thánh Phaolô mới viết: “Hãy cùng nhau xướng đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và những bài do Thần khí linh hứng (Eph.5,18).
Trong các buổi họp các tín hữu cũng hát thánh ca như thánh Phaolô viết: “Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca…” (I Cor,14,26).
Khi vui, các tín hữu sơ khai hát thánh ca (Giacôbê 5,13).
Khi bị gian nan tù đầy, họ cũng hát thánh ca (Cv.16,25).
Trong Tân Ước có một số bài thánh ca được ghi lại chia làm hai loại:
Loại có hình thức và lời văn giống thánh vịnh như: bài Magnificat (Lc,1,46) bài ca ông Giacaria  (Lc.1,67) bài ca tiên tri Simêon.
Loại vinh tụng ca có hình thức uyển chuyển hơn như bài “Vinh danh TC trên các tầng trời…” do Thiên Thần hát mừng Chúa giáng sinh (Lc,2,14), những bài ở I Tim 1,17; 16,6; ở Khải huyền 4,8; 5,9-12 v.v… các bài chúc tụng mầu nhiệm Chúa Kitô ở Eph.1,3 và 5 và 14, ở Côlôsê 1,12 v.v… đó là những bài rất thịnh hành thời các tông đồ.
3.   Thời khải huyền:
Những người được Chúa chọn sẽ ca hát (Kh.5,8).
Trước ngai Thiên Chúa và Con Chiên, 24 kỳ mục phủ phục, gảy đàn và hát bài ca mới (Id,1-3).
Tiếng của những người được cứu độ hát tạ ơn (Id15,2-3).
Tiếng những người thắng con Thú hát bài ca Môsê (Id16,3-4).
4.   Thời sau các tông đồ:
Các kitô hữu vẫn hát thánh vịnh như vậy nên Pôlinơ thứ (Plin le Jeune) quả quyết khi viết rằng: “Những Kitô hữu xưa khi chối đạo khai: lỗi lầm chính của họ là quen họp nhau vào ngày nhất định trước rạng đông và hát thánh ca dâng lên Đức Kitô như một thần linh” (thư X.96.X.MSD,7).
Tổng đốc Roma tại Bithinia cho thấy rõ rằng trong lúc đạo Chúa bị ngược đãi, tiếng ca hát của Hội thánh vẫn không bao giờ hoàn toàn im bặt. Và Tectulianô xác nhận rằng, trong những cuộc họp Kitô, họ đọc kinh thánh, hát thánh vịnh và thuyết giảng (Tert. “De anima” X.MSD).
B.  NGUỒN GỐC CA ĐOÀN
Từ đó, CA ĐOÀN đã có một độ dày lịch sử.
Vua Đavít tổ chức cho các thầy Lêvi chuyên lo thánh ca thánh nhạc (Sử ký 15,16-24).
Thánh vịnh 67 mô tả một đám rước: “ca đoàn mở lối…” (Tv.62,26).
Vua Đavít chọn các ông Axáp, Hêman, Giơđutem lập thành ca đoàn chia thành 24 ban (I Sử ký 25).
Hình ảnh ca đoàn thời Tân Ước, được các Thiên Thần thể hiện khi hát mừng Chúa Giáng sinh (Lc.2,14).
Hình ảnh ca đoàn các thánh trên trời được nêu ra trong sách khải huyền (Kh.4,8; 5,9; 14,2; 18,21; 19,1).
Hình ảnh ca đoàn trên trời gồm các Thiên Thần các thánh được nêu lên ở công thức kết cuối các kinh Tiền Tụng (SLR.p.429 – 81).
Cần thiết có ca đoàn ( MS 93 – 103, X.TL.p.21, DM.16c).
Vì ca đoàn làm điểm tựa  cho tín hữu (ht).
V. PHÂN LOẠI CA ĐOÀN
Tùy loại nhà thờ: nhà thờ, nhà nguyện, phòng nguyện hay thánh điện (gl 1214 – 1234), tuỳ tầm sử dụng hay tầm quan trọng của nhà thờ họ lẻ… tùy kích thước nhà thờ, tùy số giáo dân… mà có các loại ca đoàn.
Ca đoàn: trong các Đại, Vương cung thánh đường, nhà thờ chính tòa, nhà thờ, tu viện hay học viện…
Ban hát nhà nguyện: trong các nhà nguyện. Cũng có thể trong các Vương cung thánh đường, nhà thờ chính tòa, đại thánh đường, đan viện, học viện… nhưng phải có tính chuyên môn cao.
Nhóm ca viên: trong các nhà nguyện, phòng nguyện, thánh điện, hoặc những nơi nào không thể lập ca đoàn hay ban hát nhà nguyện (Dm, 19ab). Hoặc chỉ lập được ca đoàn toàn nữ hoặc toàn trẻ em đứng ở gian thánh (SRL.7 MS.5d, ht,MS.21).
Nói chung, tùy địa phương nhu cầu hoàn cảnh, môi trường, hay mục đích mà thành lập ca đoàn (DM22).
 VI. THÀNH LẬP CA ĐOÀN
Do nhu cầu, nhà thờ nào cũng có ca đoàn (MSD 69 -70), vậy:
1. Thẩm quyền địa phương đứng ra thành lập ca đoàn (SMD.70-71).
2. Giáo dân tự đứng ra thành lập miễn là đúng quy tắc thánh nhạc thánh ca và được bản quyền xác nhận (MS.104-112).
Cũng cần lưu ý: đây là những ca đoàn cố định (MS 93-103).
VII. TUYỂN MỘ CA VIÊN
I. SỐ LƯỢNG CA VIÊN:
Tùy nhu cầu, khuôn khổ và hoàn cảnh mà ấn định số lượng, không có mẫu và số lượng nhất định (X.DM.22).
II. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ CỦA MỘT CA VIÊN
1. Là giáo dân từ cộng đoàn địa phương (DM.15a,b).
2. Biết hát (DM.8).
3. Có đức tin và đời sống gương mẫu (MS-93-103,DM.24).
4. Tình nguyện (UL.49).
VIII. TỔ CHỨC CA ĐOÀN
A. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
1. Trưởng ca đoàn: điều hành tổng quát
2. Phó 1- Ca trưởng chỉ huy: điều khiển ca đoàn hát
3. Phó 2- Ca trưởng nhạc liệu: soạn bài hát đúng phụng vụ kiêm đào tạo thánh nhạc và phục vụ.
4. Thư ký kiêm thủ quỹ.
5. Ca viên.
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT
1. Ca trưởng 1 và ca trưởng 2 (nt)
2. Ca viên:
a. Bè nữ cao (soprano)
b. Bè nữ trầm (alto)
c. Bè nam cao (Tenore)
d. Bè nam trầm (Basso hay Baritono)
C. CƠ CẤU TỔ CHỨC SINH HOẠT
1. Đào tạo:
a. Âm nhạc
b. Thánh nhạc
c. Phục vụ
2. Giải trí:
Tuy chỉ một ca đoàn, nhưng lồng vào 3 khung tổ chức, sẽ dễ tiến bộ và dễ kiểm soát sự tiến bộ đó.
IX. NHIỆM VỤ CỦA CA VIÊN VÀ CA ĐOÀN
1. Nâng đỡ tiếng hát của cộng đoàn (UL 49c,DM.18,MS19 và 59).
2. Hát phần được quy định, không lấn cộng đoàn, theo các hình thể ca phụng vụ (DM.19; ST tập 1 số 9).
3. Hát thay cộng đoàn khi cộng đoàn tạm thời chưa thể hát được (DM.26c).
4. Hát đúng phần mình vừa giúp cộng đoàn tham gia tích cực và linh động vào việc ca hát (DM.19.Ht).
5. Gây bầu khí niềm vui Phục sinh, bầu khí cầu nguyện và tình thương (ht).
6. Ưu tiên hát thánh vịnh (ht. Enar in Ps 1,9,pl.14,986,TL.98,HTV).
7. Làm tông đồ chân chính đích thực (MSD.37) vì là thừa tác viên của Chúa Kitô và cộng sự viên của Người.
8. Sống nêu gương sáng (DM 24: MSD.70 – 73).
X. QUYỀN LỢI CỦA CA VIÊN
1. Được đào tạo, huấn luyện về phụng vụ và về thánh nhạc (PV.114,115; DM.14,18; MS.106 – 108; MSD. 66; 93 – 103; tc1/94).
2. Nếu họ không thể phục vụ không công, thì đức công bình và bác ái đòi phải được thù lao tương xứng… (MS 5d).
3. Bảo đảm an ninh xã hội theo luật dân sự (MSD 93 – 103).
XI. VỊ TRÍ CỦA CA ĐOÀN TRONG NHÀ THỜ
1. Ở gian cung thánh (MS 93 – 103) vì ca đoàn là thừa tác viên phụng vụ nhưng tránh chiếm cung thánh (CD.10e).
2. Hoặc tùy cách xếp đặt theo mỗi nhà thờ miễn sao:
- Hợp bản tính ca đoàn.
- Chu toàn tốt bổn phận.
- Tham dự thánh lễ trọn vẹn và sốt sắng (DM 23; SLR. 257, 274; MS. 23).
3. Nếu ca đoàn toàn nữ hoặc trẻ em thì đứng bên ngoài gian thánh (DM.23c)
4. Vị trí sao cho ca đoàn luôn tạo sự trật tự và tạo bầu khí sốt sắng (MS.93 – 130).
XII. NHẠC CỤ CHO CA ĐOÀN
1. Trong Gíao Hội La tinh, đại quản cầm (grand orgue hay pipe organ) là nhạc cụ thánh nhạc tuyệt vời và độc tôn (PV.120. SLR. 275) vì nó thích hợp đặc biệt cho thánh ca và nghi lễ thánh (MSD. 56, MS.60, DM.61, CD.7).
2. Tuy nhiên, có thể dùng các nhạc khí khác miễn là thích hợp theo phán đoán của thẩm quyền địa phương (PV.120, SLR.275 tc 1/94 II. 46, MSD.57, MS.61 – 73, DM.61,62) vừa tạo được sự sốt sắng trang nghiêm thánh thiện (giải thích của nhóm SƯU TẬP).
XIII. CA TRƯỞNG VÀ NGƯỜI ĐỆM ĐÀN
1. Phải biết Phụng vụ và thành thạo ngành nghề chuyên môn (MS.61 – 73; 93 – 103; DM. 65 – 66, CD.7).
2. Nêu gương đời sống Kitô hữu (MS.93 – 103).
3. Đi trong đường lối chung về  phụng vụ của giáo xứ và Giáo hội (SLR.73).
4. Không đệm đàn bất xứng (TLS.16).
5. Không sử dụng nhạc khí và máy tự động (đệm điệu trong organ điện tử) (MS 70 – 73; DM.65; TL.p.60) nhưng được dùng organ điện tử trong phụng vụ với cách xứng hợp đã quy định (tc 1/94 số 4 a, b. X. p.20).
6. Phải tôn trọng luật phụng vụ cấm không sử dụng nhạc cụ vào những mùa lễ nhất định (MS 80 – 38, DM.65.SLR.73).
7. Thêm cho các tín hữu lòng sốt sắng (DM.61)
8. Không lấn áp tiếng hát (DM,61, 63, 64).
9. Phải được đào tạo, huấn luyện phụng vụ và thánh nhạc (PV.114, 115, DM,14, 18; MS. 106 – 108; MSD, 66; 93 – 103; tc 1/94).
10. Làm tông đồ thừa tác viên phụng vụ đích thực (MSD.37).
 XIV. Y PHỤC  VÀ TÁC PHONG
1. Y phục và tác phong cần xứng hợp (CD – 102).
2. Tác phong nghiêm trang và sốt sắng để nêu gương sáng (TL – p. 60)
3. Mọi động thái phải cân nhắc và thận trọng (TL.p.60).
XV. CÁCH HÁT THÁNH CA
1. Hát đúng phần được chia theo hình thể thánh ca, không giành, lấn phần của cộng đoàn (DM.16c và 19; HTV).
2. Hát tích cực để nâng đỡ và giúp giáo dân tham dự linh động (DM.18, MS.19 và 59).
3. Hát yểm trợ và hát điều khiển cho các tín hữu để họ hát cho được và hát cho tốt (DM.21).
4. Hát với giáo dân (DM.26) nhưng vẫn giữ phần chủ yếu nhất là trong những bài thánh ca long trọng có kỹ thuật cao (ht).
5. Hát thánh vịnh là chính yếu như thánh Ambrôsiô, giám mục Milanô, người rất có công trong thánh nhạc đã nói (Enar.In Ps.1,9, PL.14,986; tc 3/94 x TL p. 139).
6. Hát đúng hình thể và theo trật tự của mỗi hình thể thánh ca phụng vụ (HTV. DM.27 – 47).
7. Hát cách hài hòa ở 3 phương diện:
Về không gian:
- Đúng vị trí, nơi chốn trong nhà thờ;
- Đúng địa vị trong cộng đoàn;
- Hát đúng nghi thức (x.P.19; 5 – 6; ST bài 1 số 20).
Về thời gian: hát đúng thời lượng (PV. 112. VTN p.15)
Về bản chất: hát đúng bài cho nghi thức (PV.112,121; SLR. 22; DM.11,50; VTN p.10 – 11; UL. 7,3)
 Ban phụ trách ca đoàn Maria Goretti
THÁNH MARIA GORETTI
 

XIN THÁNH QUAN THẦY
LUÔN Ở CÙNG CHÚNG CON
THÔNG BÁO MỚI
 

TIN MỚI NHẬN

Mr Giao vừa bị tai nạn nghiêm trọng đêm qua, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.

Anh chị em ca đoàn cùng hợp lời cầu nguyện cho anh được ơn bình an và mau bình phục trở lại.

Ca đoàn tổ chức đi thăm anh tại bệnh viện.

Thời gian: 18h30 ngày 31/12/2009

Địa điểm: tập trung tại nhà thờ

Anh chị em ca viên sắp xếp thời gian để cùng ca đoàn đi cho đúng giờ.

Ban Cán sự

TIN TỔNG HỢP
 

Ngày 15/12/2009

Tìm hiểu sự tích các nhân vật và biểu tượng trong Lễ Noel - HoangVip

Ngày 01/12/2009

Dọn Đường Chúa Đến - Thùy Linh

Ngày 22/10/2009

Chúa Tôi Gây Sững Sờ - Ái Vân

Ngày 19/10/2009

Tôn giáo và Khoa học - Diuqueen

Ngày 15/10/2009

Bí quyết hát hay - Hoàng VIP

Ngày 15/10/2009

Thiên Chúa Là Tình Yêu - Kiến Vàng

Ngày 11/10/2009

Tình yêu và Tuổi trẻ - Hoàng VIP

Ngày 10/10/2009

Tâm lý bạn trai, Bạn gái - Thuỳ Linh

Ngày 10/10/2009

Dòng sông - Diuqueen

Ngày 08/10/2009

Chuỗi Mân Côi và Phương thức lần chuỗi - Hoàng Xuân

Ngày 08/10/2009

Quê chế hoạt động ca đoàn

Ngày 08/10/2009

Cập nhật danh sách CĐ

Ngày 08/10/2009

Kinh thánh Maria Goretti

Ngày 05/10/2009

Truyện thánh M.G

Ngày 05/10/2009

Một số hoạt động của ca đoàn

Ngày 05/10/2009

Tin đội bóng Goretti United

Ngày 04/10/2009

Thành lập website ca đoàn

Ngày 04/10/2009

Tiểu sử thánh Maria Goretti

LỊCH và SINH NHẬT CA VIÊN
 

Chúc mừng sinh nhật !

Tom. Ng. Đức Hạnh (25.12)

Ter. Nguyễn Thu Hiền (28.12)

Ter. Cao Thuỳ Linh (29.12)

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 

Hoàng VIP

Công Danh

 
Bạn là người thứ 52766 visitors (105686 hits) truy cập vào trang này !
New Page 1

© Copyright 2009 Ca đoàn Maria Goretti - Gx Thái Hà - TGP Hà Nội, all rights reserved - designed by Hoàng Hoàn

Khi trích dẫn tin từ website này phải ghi rõ nguồn: www.marygoretti.page.tl

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free